
Hồ thủy sinh giai đoạn mới tạo thường rất nhạy cảm, nếu không được chăm chút kỹ càng sẽ khó có thể đẹp được. Để duy trì vẻ đẹp tự nhiên của hồ thủy sinh cần phải phải quan tâm chăm sóc đúng cách. Dưới đây là cách chăm sóc hồ thủy sinh đúng kỹ thuật nhất.
Đối với bề mới trồng
Giai đoạn nhạy cảm của bể thủy sinh thường xuất hiện ở tuần thứ 2 và kéo dài 2 đến 4 tuần. Thay đổi môi trường, cá, cây và sinh vật chưa kịp thích nghi với nước mới. Đây cũng là khoảng thời gian rêu, tảo phát triển rất dễ gây chết cây và cá. Để chăm sóc hồ thủy sinh giai đoạn này cần:
- Lọc nước liên tục:
Máy lọc là vật dụng cần thiết trong giai đoạn này để loại bỏ cặn bẩn, giúp vi sinh vật phát triển. Dòng nước được tuần hoàn đảm bảo điều kiện cho các cây thủy sinh phát triển tốt nhất.
- Ánh sáng:

Thời gian chiếu sáng tối đa cho bể thủy sinh là 12h/ngày trong đó tối thiểu là 8h trên ngày. Tuần đầu tiên sau khi trồng thời gian chiếu sáng chỉ cần 6 tiếng. Cường độ chiếu sáng tăng dần từ tuần thứ 2 trở đi. Đây là cách tốt nhất để thủy sinh vật thích nghi dần với môi trường và bám sâu dễ vào lớp đất nền. Cường độ ánh sáng quá mạnh sẽ tạo điều kiện rêu tảo phát triển nhanh gây chết cây
- Thay nước định kỳ:
Thay nước là cách loại bỏ bớt chất dinh dưỡng dư thừa để cho môi trường nước sạch hơn, đảm bảo thông thoáng. Nên thay nước mỗi ngày có thể thay 30% lượng nước trong bể, giữ lại một phần nước cũ.
- Cắt tỉa:

Nếu như bạn nghĩ hồ trồng mới không cần phải cắt tỉa thì đây là sai lầm. Để chăm sóc hồ thủy sinh giai đoạn mới đầu thì cắt tỉa những cây và lá bị vàng úa trước khi phân hủy sẽ hạn chế hiện tượng dập úng cục bộ hoặc toàn phần. Loại bỏ những cây không mọc rễ, lá hỏng sẽ giúp cho môi trường nước sạch.
Đối với bể đã hoạt động ổn định
Việc chăm sóc hồ thủy sinh khi đã vào giai đoạn ổn định sẽ dễ dàng hơn. Giống với giai đoạn ban đầu. Việc chăm sóc hồ ổn định cũng có những bước tương tự
- Ánh sáng:

Chia thời gian chiếu sáng thành 2 giai đoạn đảm bảo tổng lượng thời gian chiếu sáng theo quy chuẩn. Nên sử dụng ổ cắm hẹn giờ cho hệ thống chiếu sáng.
- Bổ sung dinh dưỡng:
Chăm sóc hồ thủy sinh thì yếu tố dinh dưỡng cần được quan tâm để cây luôn xanh tươi, ít bệnh. Thường xuyên theo dõi nhằm phát hiện những dấu hiệu thiếu dưỡng chất của cây để bổ sung cho hợp lý.
- Định kỳ thay nước:
Thay nước định kỳ đều đặn đảm bảo môi trường sống luôn sạch. Lượng nước thay mỗi lần không quá 50% để không làm xáo trộn môi trường sinh thái của bể.
- Cắt tỉa cây:
Cây trồng trong bể thủy sinh khi đã lớn và ổn định cần được cắt tỉa gọn gàng để đảm bảo có hình dáng bắt mắt. Loại bỏ những lá vàng, lá úa để cây phát triển mạnh mẽ hơn.
- Chế độ thức ăn:

Với bể thủy sinh có kết hợp nuôi cá thì không nên cho ăn quá nhiều gây dư thừa thức ăn đọng xuống đáy bể. Thức ăn cá có chứa nhiều đạm khi phân hủy trong bể dễ gây ô nhiễm môi trường, làm đục nước gây bệnh cho cây và cá nuôi trong bể. Nên cho ăn 1 đến 2 ngày/lần.
Với những hướng dẫn chăm sóc hồ thủy sinh trên, bạn sẽ có một hồ đẹp, bền theo thời gian. Chơi hồ thủy sinh đòi hỏi sự kiên nhẫn trong một thời gian ban đầu để hồ đi vào ổn định. Công đoạn cắt tỉa và thay nước được tiến hành đồng thời. Chiếu sáng cần có quy luật. Website: https://taiceragroup.vn/