
Hồ thủy sinh đẹp không chỉ thỏa mãn thú vui tao nhã của gia chủ mà còn giúp không gian nhà trở lên tinh tế và gần gũi với thiên nhiên hơn. Nhưng làm cách nào để có hồ thủy sinh thì không phải ai cũng biết cách.
Không giống như bể cá thông thường, hồ thủy sinh mang đến cho người xem cảm giác đặc biệt như một khu vườn sống động thu nhỏ. Để có hồ đẹp không thể bỏ qua các bước cơ bản sau:
Chọn kích thước hồ
Với những người mới chơi hồ thủy sinh chưa có nhiều kinh nghiệm không nên chọn hồ quá lớn. Hãy bắt đầu từ mẫu hồ nhỏ kích thước dài x rộng x cao khoảng 60x60x40 cm hoặc 60x40x40 cm.
Vị trí đặt hồ
Hồ thủy sinh có chứa nước, cây, cát nên khá nặng. Do đó vị trí đặt cần cố định, bằng phẳng, ít di chuyển. Không để ở khu vực quá nóng, nên đặt ở chỗ mát.
Trộn đất nền
Với hồ thủy sinh, đất nền là yếu tố cực kỳ quan trọng để cây trồng phát triển cũng là môi trường để các loài sinh vật cư ngụ. Hãy chọn loại đất nền công nghiệp được trộn sẵn.
Sắp xếp bố cục

Hồ thủy sinh giống như một bức tranh sống động thu nhỏ nên việc sắp xếp bố cục cần được lên kế hoạch ngay từ đầu. Mỗi người có gu thẩm mỹ khác nhau nên tổng thể hồ cũng khác nhau. Tuy nhiên bố cục thường thấy ở các hồ cá thủy sinh thông thường lớp đất nền lót bể chiếm ⅕ đến ¼ bể thực vật chiếm ⅓ và các hệ thủy sinh vật khác.
Đổ nước vào hồ
Đây là khâu quan trọng để cố định lớp đất và sỏi không bị trộn lẫn. Hãy đổ nước từ từ, Nước đổ cao hơn đất nền từ 2 đến 3 cm để thuận lợi cho việc trồng cây.
Chọn loại cây thủy sinh

Cây trồng trong hồ nên chọn cả cây nhỏ và cây lớn đan xen. Các cây thân to, cao nên đặt trong cùng sát tường tránh che tầm nhìn. Cây thân bò, thấp nên trồng phía trước. Thêm rong rêu để tăng độ hoang sơ. Nên sử dụng các cây lá to và thấp hoặc chùm rong rêu để che hốc đá.
Nguồn: https://taiceragroup.vn/huong-dan-tao-ho-thuy-sinh-don-gian-nhat/
Đổ đầy nước vào hồ
Sau khi trồng và gắn cây vào hồ thì thêm nước để tăng độ chân thực và hoàn thiện phông nền hồ thủy sinh. Chỉ đổ thật chậm để tránh xê dịch và ngã đổ cây.
Lắp thiết bị phụ trợ
Để đảm bảo thủy sinh vật sống và phát triển được thì không thể thiếu các thiết bị như:
- Đèn nền: Tạo màu sắc, cung cấp độ sáng. Cần tìm đúng loại đèn phù hợp với từng giống cây
- Bình lọc: Lọc cặn dư thừa của thức ăn cá tránh bẩn và ô nhiễm hồ
- Bình tạo CO2: Thúc đẩy quá trình quang hợp của cây trong nước tạo khí oxy hòa tan cho các loại động vật sinh sống và phát triển
Kiểm tra lại thông số hồ

Những thông số này vô cùng quan trọng và bạn cần tham khảo người có kinh nghiêm, hãy đến các cửa hàng bạn mua đồ làm hồ thủy sinh để được hướng dẫn. Các thông số cần xác định là pH, KH, TDS,…
Lựa chọn động vật thủy sinh trong lòng hồ
Không thả một lúc quá nhiều động vật vào trong hồ. Mỗi lần thả cần để ổn định từ 1 đến 2 tuần để tránh làm mất cân bằng hệ sinh thái.
Định kỳ vệ sinh
Thông thường để hồ thủy sinh phát triển tốt cần phải định kỳ làm sạch. Thông thường là từ 1 đến 2 lần vệ sinh 1 tuần. Loại bỏ bỏ rong rêu hoặc thả tôm tép ăn bớt rêu lại. Định kỳ thêm dinh dưỡng để hệ sinh thái phát triển.
Với các bước hướng dẫn đơn giản trên chắc chắn bạn sẽ sáng tạo được hồ đẹp. Tạo hồ thủy sinh không khó, tuy nhiên để duy trì bạn cần nghiên cứu thật kỹ lưỡng để đảm bảo nó luôn tươi mới.
Website: https://taiceragroup.vn/