
Nghệ thuật Bonsai được cả thế giới công nhận như một tác phẩm nghệ thuật độc đáo được làm hoàn toàn từ cây cảnh. Cách trưng bày bonsai tuy không theo một phong cách nào cụ thể nhưng cũng có những quy tắc chung nhất. Bạn đam mê và muốn theo đuổi loại hình nghệ thuật này thì không thể bỏ qua bài viết dưới đây.
Nghệ thuật Bonsai là gì?
Nhắc đến Bonsai người ta sẽ nghĩ ngay đến Nhật Bản, tuy nhiên nghệ thuật Bonsai lại bắt nguồn từ Trung Quốc vào thời kỳ nhà Tần. Khi những cây lùn trong tự nhiên được gió tuyết uốn nắn được bưng về trồng trong chậu.
Bonsai được người Nhật coi như một loại hình nghệ thuật. Trải qua nhiều năm, Bonsai được ghi lại trong nhiều sách kết hợp với triết lý phật giáo tạo bước tiến mới cho loại hình này ngày một phát triển hơn. Những người chuyên sưu tập Bonsai xuất hiện. Nghệ thuật Bonsai được dùng làm đề tài trong hội họa, điêu khắc, thơ và cả trà đạo.

Theo người nhật Bonsai là hợp nhất nghĩa của 2 từ “bon” và “sai”. Trong đó “bon” nghĩa là khay, chậu còn “sai” là cây, trồng cây. Bonsai có ý nghĩa là cây được trồng trong chậu và được cắt tỉa tạo dáng theo phương pháp đặc biệt. Có thể là 1 cây hay nhiều cây được uốn nắn thu nhỏ lại tạo nên tác phẩm nghệ thuật điêu khắc sống.Cũng có quan niệm cho rằng Bonsai là nghệ thuật đơn giản nhất kết hợp giữa tạo hình và làm vườn.
Quy tắc quan trọng của Bonsai
Tuy không ép buộc theo bất cứ một mô típ nào mà thiên về sáng tạo, nhưng nghệ thuật Bonsai vẫn cần tuân theo những quy tắc quan trọng để tạo nên sản phẩm hoàn mỹ nhất.
- Quy tắc về chậu

Cây bonsai nên để sau vạch chính giữa của chậu bên trái/phải của vạch trung tâm. Chọn chậu bằng đường kính thân. Nên sử dụng loại chậu có lớp men hài hòa với màu sắc của cây.
Kiểu dáng chậu phù hợp với tạo hình của cây Bonsai. Cây dáng thẳng phù hợp với kiểu chậu hình chữ nhật. Cây mà có nhiều điểm uốn nên chọn chậu hình oval hay hình tròn để phù hợp nhất.
- Quy tắc về thân cây
Chiều cao của thân cây phải gấp 6 lần đường kính rễ cây. Độ nghiêng hướng về bên phải người xem. Với những thân cây thẳng bình thường và thẳng không bình thường thì ngọn cây nên được giữ sao cho nó mọc cao hơn gốc cây. Nếu cây mọc nhọn hướng lên cao thì những điểm uốn nên được uốn gần nhau.

Gốc cây tạo dáng xòe, nhô lên nền chậu tạo cảm giác tự nhiên như cây đang bám vào đất để giữ cây đứng thẳng. Thân nên giữ thon từ dưới lên trên, uốn thân sao sao những điểm uốn được uốn cong hướng về phía người xem.
Những chồi ghép nên được ghép với số lượng vừa phải để tạo được dáng cây Bonsai hài hòa hoặc ghép thấp để không thấy các mối ghép. Một cây chỉ nên có một ngọn và thân cây đôi nên được tách ra từ gốc.
- Quy tắc về nhánh cây
Đối với nghệ thuật Bonsai, bên cạnh các lưu ý về chậu và thân thì nhánh cây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến độ tỏa, độ rủ và độ uốn của cây. Không để cho nhánh cây mọc ngang hãy chĩa vào trong thân. Nhánh đầu tiên chỉ nên đặt ở ⅓ của thân đây phải là nhánh thật của cây.

Các nhánh ghép nên đặt ở ⅓ thân cây còn lại tính từ gốc đến ngọn. Không chọn ghép những nhánh cây quá to, các nhánh ghép so le lệch bên để đảm bảo sự cân đối cho cây. Các mối ghép không nên để lộ.
Các nhánh đầu tiên, thứ 2 và thứ 3 nên ghép tạo góc 120 độ so với nhánh phía sau để không bị che đi các nhánh khác. Nhánh đầu hoặc nhánh thứ 2 nên để hướng phía trước nhằm tăng tính thẩm mỹ cho cây Bonsai.

Với các cây đôi, khi tạo hình nhánh cây tránh xen vào giữa để tránh đâm vào thân. Càng về phần ngọn càng cần uốn nhánh kỹ thuật hơn sao cho chúng nằm ngang và mọc vươn lên.
Trên đây là những quy tắc quan trọng trong nghệ thuật Bonsai để có được cây trồng đẹp nhất. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố bên ngoài thì việc chăm sóc cây cũng cần được lưu ý. Cần bón phân đầy đủ để cây có đủ chất dinh dưỡng, tránh tưới nước từ trên xuống để cây không ngập nước và chỉ tưới khi cây thực sự cần.
Website: https://taiceragroup.vn/